Lịch sử Curi

Chân dung Glenn Seaborg (chụp 1964)

Curi được Glenn Theodore Seaborg và hai trợ lý của ông là Ralph A. James, Albert Ghiorso phát hiện vào mùa hè năm 1944. Trong thí nghiệm của mình họ đã sử dụng một máy gia tốc hạt (cyclotron) năng lượng cao dài 60 inch đặt tại đại học California (Berkeley, Hoa Kỳ). Bằng cách bắn phá hạt alpha với đồng vị 239 của plutoni sinh ra 242Cm:

  94 239 P u + 2 4 H e →   96 242 C m + 0 1 n {\displaystyle \mathrm {^{239}_{\ 94}Pu+{}_{2}^{4}He\to {}_{\ 96}^{242}Cm+{}_{0}^{1}n} }

Những tính chất hóa học của nguyên tố này được nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Argonne (tại Đại học Chicago).

Sau hai nguyên tố neptuni (Np) và plutoni (Pu) thì curi là nguyên tố nhân tạo đứng thứ 3 sau urani. Việc tổng hợp thành công curi diễn ra trước khi nguyên tử lượng của nguyên tố americi (Am, nguyên tố thứ 99) được ghi vào bảng tuần hoàn. Để tạo ra curi, Glenn T. Seaborg đã phải sử dụng đến oxit của một số nguyên tố. Lần đầu tiên, dung dịch plutoni nitrat [Pu(NO3)3] (với đồng vị Pu239) trải trên một tấm platin (bạch kim) mỏng khoảng 0,5 cm2. Hỗn hợp plutoni nitrat sau đó được cho bốc hơi để lại oxit plutoni (PuO2). Dùng máy gia tốc hạt bắn phá, sau đó cho hòa tan sản phẩm trong dung dịch axit nitric, tiếp theo là cô đặc và cho hòa tan vào nước acmoniac thu được một kết tủa hydroxit. Sản phẩm sau đó được hòa tan trong axit percloric (HClO4). Việc tách lọc nhằm làm tinh khiết thêm được thực hiện bằng phương pháp trao đổi ion. Trong thí nghiệm của mình, Glenn Seaborg đã tách được 2 đồng vị của curi là Cm242 và Cm240.